Có nên vắt sữa non trước khi sinh? Là thắc mắc của rất nhiều bố, mẹ. Chính vì thế, hôm nay Blog bé yêu sẽ giúp các bạn làm rõ thắc mắc này.
Sữa non là gì?
Sữa non là nguồn dinh dưỡng quý báu, là kháng sinh tự nhiên, an toàn nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa non được sản sinh trong giai đoạn thai nghén và vài ngày sau khi sinh (khoảng 72 giờ sau sinh). Sữa non có rất ít, nhưng đó là nguồn dinh dưỡng cô đọng nhất giúp con kháng khuẩn. Giúp chống lại bệnh tật, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Bên cạnh đó, sữa non có tác dụng nhuận tràng, đào thải các dịch ối mà bé nuốt phải ra bên ngoài. Chúng ta vẫn thường biết đến với tên gọi phân su. Do vậy, ai cũng muốn con được hưởng trọn vẹn nguồn sữa tuy ít ỏi nhưng vô cùng quý giá này.
Nhận biết sữa non như thế nào?
Sữa non có màu vàng và có độ dính, đặc sệt như keo hồ. Sữa non thường ra ít chứ không nhiều thành tia như sữa già. Theo nghiên cứu, sữa non có chứa lượng kháng thể gấp khoảng từ 8 – 12 lần so với sữa già. Khi phân tích sữa non, các nhà khoa học cho biết, trong sữa non có chứa nhiều muối và ít đường hơn so với sữa già. Do đó, sữa non đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh.

Nhiều mẹ vẫn nhầm lẫn đây là sữa đầu, ít dinh dưỡng nên vắt bỏ. Đây là sai lầm rất lớn, bỏ lỡ lượng sữa được ví “quý hơn vàng” cho trẻ.
Sau khi sinh mà sữa non vẫn chưa về thì làm sao?
Trong nhiều trường hợp, khi mới sinh (sinh mổ và sinh thường) sữa non chưa có ngay. Thậm chí, khoảng 2 đến 3 ngày sau mới có. Lúc này, nhiều bố, mẹ sẽ nóng ruột cho con uống ngay sữa công thức. Đây cũng là sai lầm mà nhiều người mắc phải.
Các mẹ nên nhớ, khi bé sinh ra, nhất là các bé đủ cân, đủ tháng, trọng lượng trên 3kg thì bé có thể “nhịn” ăn trong vòng 72 giờ. Thời điểm này các mẹ nên kiên trì kích, vắt sữa non về để cho bé sử dụng. Không nên vội vàng cho bé uống sữa công thức hoặc các nguồn sữa khác.
Vậy, có nên vắt sẵn sữa non để trẻ có thể dùng luôn sau khi sinh?
Theo các chuyên gia, việc vắt sữa non trước khi sinh, chỉ nên áp dụng trong các trường hợp. Cụ thể: mẹ bị tiểu đường nhóm 1 (tuýp 1), các mẹ ít sữa hoặc đã trải qua nhiều ca phẫu thuật vú. Nói tóm lại, việc vắt sữa non chỉ nên thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết.
Bởi vì, việc vắt sữa non trước khi sinh sẽ làm cơ thể người mẹ tiết oxytoxin, là chất kích thích đẻ tự nhiên. Điều đó đồng nghĩa, vắt sữa non sẽ kích thích, tăng nguy cơ đẻ non. Đồng thời, gây biến đổi tim thai, giảm oxy cũng như dinh dưỡng hấp thụ vào bào thai.
Do những nguy cơ trên, nên việc vắt sữa non chỉ thực hiện trương trường hợp có chỉ định y khoa của bác sỹ. Nên được thực hiện tại các cơ sở y tế để theo dõi sát sao tim thai, kịp thời xử lý khi cần thiết.
Một điều lưu ý rằng, dù có vắt sữa trước thì chỉ sau khi sinh sữa non thực sự mới xuất hiện trong cơ thể mẹ. Lúc này, sữa non mới về mới đích thực là nguồn dinh dưỡng quý báu. Việc sử dụng song song sữa vắt trước với sữa non còn có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng hóc-môn ở trẻ.
LỜI KẾT
Đây là những thông tin được các chuyên gia đúc kết lại. Blog bé yêu chia sẻ để cộng đồng bỉm sửa biết. Tránh lạm dụng việc vắt sẵn sữa trước khi sinh để bé có sữa dùng “kịp thời” sau sinh.
Bài viết có liên quan: Top 6 bình sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh hiện nay