dau-hieu-moc-rang-o-tre-so-sinh

Các dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh không thể bỏ qua

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh – Những lưu ý khi chăm sóc trẻ mọc răng

Mọc răng là quá trình mà răng đầu tiên của trẻ sơ sinh, xuất hiện tuần tự bằng cách trồi lên qua nướu, thường đến theo cặp. Răng cửa hàm dưới là răng cửa đầu tiên mọc lên, thường là từ 6 đến 10 tháng tuổi. Có thể mất vài năm để tất cả 20 răng mọc kín hàm răng.

Việc mọc răng  có ý nghĩa quan trọng về sức khỏe, cải thiện khả năng nhai nuốt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ. Do vậy sức khỏe  răng miệng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh trong giai đoạn trẻ mọc răng. Việc có thêm vài chiếc răng thực sự làm bé trở nên rất đáng yêu. Blog bé yêu xin tổng hợp, chia sẻ một số kiến thức trong việc chăm sóc răng miệng cho bé.

 

dau-hieu-moc-rang-o-tre-so-sinh
Bé mọc răng đáng yêu

   1. Trẻ mấy tháng mọc răng?

Thông thường trẻ bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6, tuy nhiên có thể mọc sớm hoặc muộn hơn tùy vào từng trẻ. Đặc biệt, có trẻ sinh ra đã có một vài chiếc răng, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thường thì trẻ sẽ mọc răng cửa hàm dưới trước rồi đến các răng tiếp theo. Thứ tự mọc răng như sau:

Thứ tự mọc răng hàm dưới

 

HÀM DƯỚI THỜI ĐIỂM MỌC RĂNG
Răng cửa giữa 4-7 tháng
Răng cửa bên 10-16 tháng
Răng nanh 14-18 tháng
Răng hàm sơ cấp 14-18 tháng
Răng hàm thứ cấp 23-33 tháng

Hàm răng tự mọc trên

HÀM TRÊN THỜI ĐIỂM MỌC RĂNG
Răng cửa giữa 8-12 tháng
Răng cửa bên 9-13 tháng
Răng nanh 16-22 tháng
Răng hàm sơ cấp 13-19 tháng
Răng hàm thứ cấp 25-33 tháng

2. Các dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh cần biết

2.1 Dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh thể hiện rõ ở vùng mồm, miệng của bé.

Vệ sinh sạch sẽ tay của bố, mẹ và nhẹ nhàng kiểm tra các dấu hiệu sau

  • Trẻ chảy nhiều nước dãi không?

Theo kiến thức nha khoa, khi trẻ mọc răng thì sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5, nhờ cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương  khiến trẻ chảy nước dãi. Thời điểm này, do chức năng nuốt nước bọt của trẻ chưa được hoàn thiện, bên cạnh đó khoảng miệng còn nông dẫn đến việc nước dãi chảy ra ngoài nhiều. 

Đây là dấu hiệu nhận biết dễ nhất, nhưng cũng dễ nhầm lẫn. Bởi vì trẻ nhỏ thơờng bị chảy nước miếng. Đây là phương pháp áp dụng khi trẻ còn bé, đến khi trẻ lớn và các răng mọc đầy đủ hơn thì hiện tượng này sẽ giảm dần. Đồng thời cũng thích

  • Có bị nổi mẩn xung quanh cằm và miệng không?

Quan sát hiện tượng mẩn đỏ trên mặt trẻ hoặc da đỏ hồng. Mẩn đỏ trên mặt thường là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng Nước dãi chảy nhiều khiến vùng da xung quanh miệng và cằm của bé dễ bị nổi mẩn. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cha mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng để có biện pháp chăm sóc phù hợp

  • Có bị sưng lợi hay không?

Nhẹ nhàng vén môi của trẻ lên để kiểm tra lợi. Lưu ý rằng có thể bạn nhìn thấy lợi của em bé sưng lên, nhất là vùng răng hàm. Một số trường hợp khác, bạn có thể nhận thấy dịch lỏng tích tụ, có màu hơi xanh. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và bạn nên để yên.

 

dau-hieu-moc-rang-o-tre-so-sinh
Trẻ bị lợi khi mọc răng

2.2 Trẻ hay nhai, cắn hơn.

Mầm răng nhú lên khiến hàm bị ngứa ngáy, lúc này trẻ sẽ cắn mọi thứ để làm giảm cảm giác này. Cha mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu để không tổn thương đến cùng lợi cũng như đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Gần như tất cả đồ vật mà bé cầm được thì đều đưa lên miệng để cắn, nhai. Do vậy, cần lưu ý không để những vật nhọn, chất kích thích, độc hại trong tầm với của bé. Nhiều trơờng hợp bé nuốt phải dị vật gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

 

dau-hieu-moc-rang-o-tre-so-sinh
Trẻ ngậm mọi thứ khi mọc răng

2.3 Trẻ mọc răng thường bị sốt nhẹ

Trẻ bắt đầu mọc răng thì nướu răngthường bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra dẫn đến tình trạng sốt nhẹ. Đây là triệu chứng rất phổ biến và không quá nguy hiểm. Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của con để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.4 Tr mọc răng thường ăn, bú kém hơn bình thường

Mọc răng sẽ khiến nướu răng (lợi) của trẻ bị đau nhức tạo cảm giác khó chịu, do vậy trẻ có thể ăn, bú kém, có những trẻ còn bỏ bú.Nếu trường hợp kéo dài thì cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám kịp thời. Đồng thời cũng cần lưu ý chế độ ăn phù hợp với trẻ

2.5 Trẻ quấy khóc hơn so với thường ngày

Việc mọc răng làm sưng, đau lợi do vậy làm trẻ khó chịu, quấy khóc hơn thường ngày. Chảy nước dãi nhiều nên khi trẻ nuốt nhiều thì có thể bị sặc, ho. Hiện tượng sốt, sưng đau làm trẻ khó ngủ hơn, ngủ không ngon giấc. Đây cũng là những biểu hiện khi trẻ lên răng, cha mẹ cần kiểm tra vùng nướu lợi kỹ càng để có biện pháp dỗ dành và chăm sóc trẻ thích hợp.

3. Một số kinh nghiệm, thắc mắc khi chăm sóc trẻ mọc răng.

3.1. Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ? Phân biệt trẻ sốt mọc răng với sốt thông thường

Như đã phân tích trong bài viết, khi mọc răng trẻ thường kèm theo dấu hiệu sốt (không phải tất cả trẻ mọc răng thường sốt). Tuy nhiên, mọc răng thì sốt nhẹ, chỉ tăng hơn nhiệt độ bình thường cơ thể của trẻ một chút. Thông thường nhiệt độ ở mức trên 37oC một chút, có trường hợp sưng đau nhiều thì có thể sốt 380C – 38,50C. Khi sốt mọc răng, trẻ có thể bỏ ăn, bỏ bú nhưng vẫn chơi bình thường

 

dau-hieu-moc-rang-o-tre-so-sinh
Trẻ mọc răng thường xuyên trên 37 o C một chút

Khi trẻ sốt cao (thường trên 38 0 C)kèm theo các dấu hiệu như ho kéo dài, sổ mũi, khó thở, mệt uể oải, đi tướt (đi ngoài), phát ban….thì bố, mẹ phải theo dõi thường xuyên, thăm khám kịp thời. Trong trường hợp sốt cao, kéo dài, đặc biệt là SỐT CO GIẬT trẻ bỏ ăn, bỏ chơi thì cần phải được thăm khám ngay để điều trị kịp thời.

3.2 Trẻ sốt mọc răng phải làm sao? cách hạ sốt khi trẻ mọc răng?

Khi đã xác định bé sốt là do mọc răng thì bố mẹ thường chỉ cần theo dõi, mặc thoáng mát, tăng cường bú, cho uống nhiều nước, lau ấm cho bé để hạ sốt mà không nhất thiết phải uống thuốc.

Trong trường hợp cần thiết (Thường sốt cao trên 38,5oC) thì có thể cho uống Paracetamol theo liều lượng chỉ định. Tuy nhiên, trường hợp sốt mọc răng cần uống thuốc hạ sốt là không phổ biến.

3.3 Một số lưu ý về chế độ ăn khi chăm sóc trẻ mọc răng.

– Tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn, ví dụ như chia nhỏ các bữa, không ép trẻ ăn, chế biến đồ ăn nhừ hoặc nấu cháo, trang trí bắt mắt,…

– Bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số loại thực phẩm chứa vitamin như nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi trẻ mọc răng.

– Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tăng cữ bú, nếu trên 6 tháng tuổi thì ngoài bú nên cho trẻ uống nhiều nước.

3.4 Trẻ mọc răng sớm có tốt không

Việc trẻ mọc răng sớm hay muộn là vấn đề bẩm sinh và thường không đáng lo. Có những trẻ sơ sinh đã có sẵn 1 – 2 chiếc răng nhưng cũng có những bé chỉ mọc răng đầu tiên khi đã hơn 1 tuổi. Bố mẹ không nên lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm hay muộn mà nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để răng của trẻ chắc khoẻ, không bị dị dạng.

4. Bố mẹ cần làm gì để giữ cho bộ răng của trẻ luôn khỏe mạnh?

Ngoài chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn lên răng thì việc giữ cho chúng khỏe mạnh cũng rất cần lưu ý. Một số việc bạn có thể làm để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con trẻ đúng cách:

  • Sử dụng vải mềm sạch để lau khi trẻ mới mọc răng, đối với trẻ lớn có thể sử dụng loại bàn chải có lông mềm để không gây tổn thương đến nướu và lợi.
  • Đối với những trẻ đã ăn dặm thì nên hạn chế đồ ngọt, uống sữa ban đêm. Nếu trẻ có bú sữa ngoài (sữa tăng cân, sữa tươi) thì nên lấy bình ra ngay sau trẻ bú xong, nhất là vào ban đêm.
  • Khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng cho trẻ, tốt nhất là ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên hãy cho trẻ đi khám. Nha sĩ sẽ đưa ra những tư vấn bổ ích trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho trẻ.

Nhìn chung hiện tượng trẻ sốt mọc răng không quá nghiêm trọng, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Chúng ta nên chăm sóc bé thật cẩn thận để đảm bảo răng miệng sạch sẽ và sức khỏe tốt nhé! Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bố, mẹ kiến thức về một số dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh. Đồng thời cũng giúp bạn phân biệt được tình trạng trẻ sốt do mọc răng và sốt thông thường.

Một số nơi thăm khám răng cho trẻ uy tín để các mẹ tham khảo như: Jio Health Vietnam, VINMEC, Khoa Răng trẻ em – Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương…và còn nhiều địa chỉ khác các mẹ có thể tìm hiểu thêm

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

DMCA.com Protection Status
Contact Me on Zalo
Scroll to Top
Scroll to Top