Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm là giai đoạn thể hiện sự chuyển đổi về chế độ ăn của bé. Chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang tập ăn thức ăn. Đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do vậy, Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? là thắc mắc của không ít bố, mẹ.

Vì sao phải cho bé ăn dặm?

Khi bé phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ tăng cao, sữa mẹ lúc này không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho bé. Bé cần được ăn dặm để bố sung dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Do vậy, việc bố trí người chăm sóc, cho bé ăn dặm là vô cùng cần thiết

nen-cho-be-an-dam-tu-thang-thu-may
Bé ăn dặm đúng thời điểm

Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? 

Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất ?

Tùy vào điều kiện, mà bố, mẹ thường cho bé ăn dặm sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

Hầu hết các bé có sự phát triển ổn định về sinh lý vào trong giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi. Do đó với những bé chỉ mới 3, 4 hoặc 5 tháng tuổi thì các mẹ chưa nên cho bé ăn dặm. Trừ trường hợp bất đắc dĩ.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường ruột. Vì lúc này thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch .

Ngoài ra, việc cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do lúc này bé chỉ hấp thu tốt nhất những loại thức ăn dạng lỏng, như sữa mẹ. Khi bé bước sang tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé ăn dặm. Nhưng phải kèm theo các điều kiện như: bé biết giữ đầu thẳng, có thể tự ngồi, tăng khối lượng gấp đôi cơ thể khi mới sinh…

Dấu hiệu nhận biết trẻ bắt đầu ăn dặm là gì?

Sau đây là hướng dẫn bắt đầu ăn dặm cho bé. Không chỉ quan sát xem bạn được bao nhiêu tháng mà còn quan sát thể trạng của bé. Cụ thể các mẹ cần để ý:

  • Có thể vững vàng ngẩng cao đầu.
  • Mở miệng khi nhìn thấy thức ăn.
  • Có thể ngồi với sự hỗ trợ trên ghế dành cho trẻ sơ sinh hoặc ghế cao.
  • Không dùng lưỡi đẩy thìa ra khỏi miệng.
  • Giữ thức ăn trong miệng và nuốt chúng.
  • Có thể quay đầu để dừng bú.

Hãy cùng xem “cổ ngồi vững và có thể lật ngửa” là kim chỉ nam khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm.

Thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì sữa mẹ là  nguồn thực phẩm hết sức bổ dưỡng và cân bằng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ bú mẹ.

Với các trẻ này, tốt nhất nên cho ăn dặm từ từ, tránh thay thế nguồn sữa mẹ quá sớm. Cho bé ăn dặm quá nhiều cũng ảnh hưởng tới quy luật cung cầu, làm giảm lượng sữa mẹ.

Về nguyên tắc, nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượng thực phẩm. Cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần.

Lượng Bé ăn dặm bao nhiêu là đủ

Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, cũng cần tăng dần số bữa. Bắt đầu bằng một/ ngày, sau đó cứ 2 tháng tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa/ ngày. Ví dụ, bé 6 tháng ăn 1 bữa bột/ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột/ngày.

Khi lượng ăn tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Chế độ ăn của trẻ trong 2 năm đầu các mẹ có thể tham khảo

  • Trẻ 6 – 7 tháng ăn dặm 1 bữa bột lỏng khoảng 100 -200ml.
  • Trẻ 8 – 9 tháng ăn dặm 2 bữa bột đặc khoảng 200ml.
  • Trẻ 10 – 12 tháng ăn dặm 3 bữa bột đặc từ 200ml – 250ml.
  • Trẻ 12 – 24 tháng ăn 3 bữa cháo 250ml – 300ml.
  • Từ 24 tháng trở lên, trẻ có thể ăn cơm cùng gia đình

Những lợi ích khi cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Giảm nguy cơ dị ứng thức ăn

Từ khi sinh ra cho đến 6 tháng tuổi, khoảng trống giữa các tế bào của ruột non ở bé còn lớn. Cho phép các đại phân tử còn nguyên vẹn (gồm cả mầm bệnh) vượt qua trực tiếp vào máu. Việc này rất tốt cho trẻ bú sữa mẹ vì nó cho phép các kháng thể có lợi trong sữa mẹ trực tiếp vào máu của em bé.

Tuy nhiên cũng có nghĩa là các protein lớn từ các thực phẩm khác và các mầm bệnh gây bệnh cũng có thể vượt qua. Lúc này, việc kéo dài thời gian bú sữa mẹ làm giảm tỷ lệ dị ứng thực phẩm sau này cho bé.

Tạo thời gian cho hệ thống tiêu hóa của bé trưởng thành

Nếu trẻ bị bắt phải ăn những thực phẩm khác ngoài sữa trước khi hệ tiêu hóa sẵn sàng. Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện những phản ứng khó chịu như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón… Acid dạ dày và pepsin được tiết ra khi trẻ chào đời chỉ đủ để tiêu hóa sữa không gia tăng số lượng cho đến khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi.

Các enzyme amylase cũng không đạt mức độ đủ để tiêu hóa tinh bột cho đến khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Các carbohydrate enzyme như maltase, isomaltase, và sucrose không đạt được mức độ trưởng thành cho đến khoảng 7 tháng. Thậm chí, emzym lipase giúp tiêu hóa chất béo cũng chỉ được đầy đủ khi trẻ được 6-9 tháng.

Giúp bé ăn hợp tác hơn

Được ăn dặm đúng thời điểm sẽ khiến trẻ hợp tác hơn, có hứng thú hơn với thức ăn và ăn ngon miệng hơn. Nết ăn ngoan ngay từ những ngày đầu sẽ theo trẻ suốt về sau, giúp bé đỡ rơi vào tính trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng.

Trẻ còn ăn cháo, ăn cơm cả cuộc đời sau này. Do đó, mẹ không cần phải vội vã cho con ăn dặm sớm 1,2 tuần. Điều đó hoàn toàn không thiết thực.

Bảo vệ bé khỏi thiếu máu do thiếu sắt

Trong một nghiên cứu người ta đã kết luận rằng, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng (và không được cung cấp sắt bổ sung hoặc các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt) có lượng hemoglobin cao hơn đáng kể sau một năm đầu đời so với trẻ bú sữa mẹ mà ăn dặm sớm hơn 7 tháng.

Các nhà nghiên cứu không tìm thấy trường hợp thiếu máu trong năm đầu tiên nào ở trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng và kết luận rằng cho con bú hoàn toàn trong 7 tháng làm giảm nguy cơ thiếu máu.

Bảo vệ bé khỏi nguy cơ béo phì

Không còn gì phải bàn cãi về tác dụng này của việc ăn dặm muộn. Việc ăn dặm sớm có liên quan đến việc tăng mỡ cơ thể và trọng lượng trong thời thơ ấu.

Giúp bé phòng chống bệnh tật

Nếu cho bé ăn dặm quá sớm, khả năng miễn dịch của bé sẽ giảm sút. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé được bú mẹ hoàn toàn trong hơn 4 tháng đầu đời có khả năng bị nhiễm trùng tai ít hơn 40% so với những trẻ bú sữa mẹ có chế độ ăn được bổ sung các loại thực phẩm khác. Xác suất của bệnh hô hấp cũng được giảm đáng kể.

Giúp  duy trì nguồn sữa mẹ

Khi mẹ cho bé ăn dặm, trẻ sẽ bú sữa mẹ ít đi. Việc trẻ ít bú sẽ khiến cơ thể mẹ điều tiết, sinh ra ít sữa hơn. Trẻ ăn dặm sớm cũng có xu hướng cai sữa mẹ sớm.

Bài viết liên quan: Top 6 bình sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh hiện nay

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

DMCA.com Protection Status
Contact Me on Zalo
Scroll to Top
Scroll to Top