thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo 3 phương pháp

 

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Theo khuyến cáo, thời điểm ăn dặm phù hợp cho bé yêu là khi được 6 tháng tuổi. Không nên bắt đầu cho ăn dặm sớm hoặc muộn hơn mốc này. Lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là việc rất quan trọng. Một thực đơn phong phú, đa dạng và bố dưỡng sẽ rất tốt cho bé. Nó giúp tăng cường hệ tiêu hóa, khả năng cầm nắm, nhai nuốt của bé yêu.

Hiện nay, tại Việt Nam có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến thường được các mẹ áp dụng gồm: ăn dặm truyền thống; ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé bé chỉ huy (BLW). Bài viết hôm nay, Blog bé yêu sẽ giới thiệu một số thực đơn áp dụng cho 3 phương pháp trên để các mẹ tham khảo.

 Những nhóm thực phẩm cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Tùy vào mỗi phương pháp ăn dặm sẽ có những nhóm thực phẩm chủ đạo. Tuy nhiên, Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần có những nhóm thực phẩm sau:

Nhóm tinh bột:

Cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50%-60% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ. Mẹ nên chọn loại gạo không dính, bột ngô. Không nên sử dụng gạo nếp, vì dẻo trẻ khó nuốt.

Nhóm chất đạm:

Thực phẩm giàu đạm thường được chia thành 2 nhóm nhỏ. Nhóm 1 là đạm có nguồn gốc động vật (đạm cung cấp từ thịt, cá, tôm…). Nhóm 2 là đạm đạm có nguồn gốc thực vật (đạm cung cấp từ các loại đậu, đỗ, lạc)…

1 tuần mẹ nên cho trẻ ăn 2-3 bữa đạm thực vật.

Nhóm chất béo:

Chất béo có nguổn gốc động vật: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê….Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương. Nếu cung cấp đủ sẽ giúp cho trẻ phát triển trí não tốt, chất béo là dung môi giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K.

Mẹ nên thay đổi cho trẻ ăn 1 bữa dầu ăn hoặc 1 bữa mỡ động vật.

Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất :

Rau, củ, quả, trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp các vitamin, chất xơ, nước và một số khoáng chất cho cơ thể bé yêu. Trong đó nên ưu tiên cho con bổ sung bằng các loại rau lá.

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi
Nhóm dinh dưỡng cần thiết cho bé 6 tháng tuổi

Nên lưu ý rằng, giai đoạn này ăn dặm chỉ là nguồn thức ăn bổ sung. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Lượng ăn dặm của bé 6 tháng tuổi như thế nào là đủ?

Trong giai đoạn này, bé mới bắt đầu tiếp cận với nguồn thức ăn từ bên ngoài. Do vậy, lượng ăn hằng ngày chỉ ở mức 1 bữa/1ngày. Sau đó tùy độ tuổi mà tăng lượng bữa cho bé.

Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, cũng cần tăng dần số bữa. Bắt đầu bằng một/ ngày, sau đó cứ 2 tháng tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa/ ngày. Đến khoảng 24 tháng trở lên, trẻ có thể ăn cơm cùng gia đình.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo từng phương pháp để mẹ lựa chọn

  1. Phương pháp truyền thống

 

Tên món Nguyên liệu Cách làm
Cháo thịt bò đậu Hà Lan – Thịt bò vừa đủ khoảng 3 miếng

 – Đậu hà lan vừa đủ

 – Phô mai (Loại bé, viên)

  – Cháo trữ đông (Nấu sẵn rồi trữ đông)

– Thịt bò rửa sạch, thái mỏng.

– Đậu Hà Lan tách hạt, rửa sạch. Sau đó thì cho vào luộc đến khi chín, nghiền hoặc xay nhuyễn

 -Tỏi băm nhỏ, sau đó phi tỏi lên rồi cho thịt bò vào đảo đều. Có thể cho một ít mắm của trẻ vào đảo cùng. Sau khi chín thì băm hoặc xay nhuyễn.

– Bắc nồi cháo lên, cho thịt bò vào đảo đều. Sau khoảng 1 phút sôi lăn tăn thì cho tiếp đậu hà lan vào rồi tắt bếp. Cho 5ml dầu oliu và 1 viên phô mai vào đảo đều.

– Cho ra bát và cho bé măm măm

Cháo thịt bò măng tây -Nửa bát cháo trắng

– 1 cây măng tây

– 10g thịt bò

– Dầu ăn (ô liu, dầu mè)

– 1 tép tỏi nhỏ

 

– Rửa sạch sẽ thực phẩm bằng nước lạnh, măng tây lấy phần non cắt khúc

– Thịt bò băm nhuyễn. Khi đã chuẩn bị xong thì bắt nồi lên bếp cho ít dầu ăn và tỏi vào phi thơm.

– Cho thịt bò, măng tây vào xào đều đến khi chín thì tắt bếp, đợi nguội rồi mang đi xay nhuyễn. (Có thể cho vào cháo xay chung)

– Nấu cháo thật nhuyễn rồi cho hỗn hợp trên vào, dùng đũa khuấy đều vài phút rồi tắt bếp.

– Sau đó múc ra bát và bắt đầu cho bé thưởng thức.

 

Cháo tôm, rau ngót – Tôm khoảng 3 con

– Rau ngót vừa đủ

– Cháo trữ đông hoặc cháo trắng tùy lượng ăn của bé

– Tôm lột vỏ, bỏ gân đen ở sống lưng để bé không bị đau bụng, rửa sạch. Sau đó băm nhỏ

– Rau ngót rửa sạch, băm nhỏ

– Bắc nồi cháo trắng lên. Sau đó cho tôm vào trước đảo đều. Khi thấy sôi liu riu thì cho tiếp rau ngót vào. Đảo đều, nêm ít nước mắm dành riêng cho bé. Tắt bếp rồi thêm 5ml dầu oliu.

Cháo tôm, rau chân vịt – Nửa bát cháo trắng

– 3 con tôm

– 1 nắm rau chân vịt (lấy phần lá)

 – Dầu ăn

 

 – Tôm bóc vỏ, làm sạch hết gân đen ở sống lưng, rau rửa sạch

– Sau đó xay hoặc băm nhỏ tôm và rau nhớ để riêng

– Xào tôm trước rồi cho cháo vào nấu, để lửa nhỏ nấu liu riu cho tôm mềm

–  Khi gần chín mới cho rau chân vịt vào.

– Khuấy đều đợi 1 lúc là được.

 

cháo cua biển, ngô, nấm hương cho bé – Cua biển

– Ngô ngọt nửa bắp

– Hành khô, gừng

– Nấm hương vừa đủ

– Cháo trữ đông

– Cua biển rửa sạch

– Gừng rửa sạch, dập dập nhỏ

–  Cho cua biển vào nồi hấp với một chút nước với gừng dập dập đến khi chín

– Gỡ thịt cua, trứng cua ra một bát riêng. Gạch cua thì không nên lấy vì dễ gây đầy bụng nhé.

– Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ rồi phi thơm lên. Cho thịt cua vào xào qua lên.

– Ngô ngọt rửa sạch

–  Nấm hương ngâm với nước ấm, cắt chân nấm, sau đó thì rửa lại lần nữa

– Cho ngô và nấm hương vào luộc hoặc hấp chín. Sau đó thì xay nhuyễn.

– Bắc nồi cháo lên, cho thịt cua, ngô, nấm hương vào đảo đều. Cho một chút nước mắm dành riêng cho bé vào đảo đều rồi tắt bếp. Thêm 5ml dầu oliu

Cháo cua đồng, khoai sọ, bầu xanh cho bé – Cua đồng khoảng 4,5 con

– Khoai sọ 2 củ bé

–  Bầu xanh cắt khúc vừa đủ

– Cháo trữ đông (Nấu sẵn rồi trữ đông như ăn dặm kiểu Nhật)

 

– Cua đồng mua về rửa sạch, bóc mai, xay lọc lấy nước

– Đun nước lọc của với nước đến khi nước sôi, vớt thịt cua để ra bát riêng. Còn phần nước cua để riêng

– Với trường hợp là không có cháo trữ đông thì các mẹ có thể cho nước cua và gạo vào ninh cháo nhé.

– Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch với chút muối để khỏi nhớt. Sau đó luộc đến khi chín, nghiền hoặc xay nhuyễn

– Bầu xanh gọt vỏ, rửa sạch. Sau đó luộc đến khi chín, nghiền hoặc xay nhuyễn

– Bắc nồi cháo lên đổ hỗn hợp cua ở trên vào đảo đều lên. Đến khi cháo sôi lăn tăn thì cho khoai sọ, bầu vào rồi đảo đều. Nêm ít nước mắm dành riêng cho bé. Thêm 5ml dầu oliu.

 

  1. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Tên món Nguyên liệu Cách làm
Sốt táo Táo, sữa mẹ Hấp hoặc luộc táo cho tới khi chín mềm. Sau đó nghiền nhuyễn lọc qua rây, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để đạt độ đặc mong muốn.
Xoài xay nhuyễn xoài chín Xoài gọt vỏ, bổ lấy phần thịt. Dùng máy xay nghiền nhuyễn xoài hoặc rây qua bộ lọc
Cháo yến mạch Yến mạch, nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức, chuối Đun sôi một nồi nước sau đó cho từ từ yến mạch vào khuấy liên tục để không vón cục.

 Khi yến mạch chín, cho thêm 2 muỗng sữa. Thêm chuối nghiền để tăng hương vị cho món ăn

Cháo cà rốt nghiền – Cà rốt nghiền

– Cháo trắng

 

– Nghiền cháo cho ra bát

– Nghiền cà rốt cho lên chảo

– Khi bé ăn có thể cho bé 1 thìa cà rốt, đến 1 thìa cháo trắng. Hoặc cho trộn ăn chung với nhau

Súp sữa, bí đỏ – 200 gr bí đỏ

– 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

– bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, đem nấu chín trong khoảng 5 phút

– Cho bí đỏ vào đun cùng sữa nhỏ lửa, đến khi mềm nhừ

– Đem nghiền hỗn hợp trên và cho bé ăn

Đậu Hà Lan nghiền sữa -Đậu Hà Lan

– sữa mẹ hoặc sữa công thức

Đậu luộc chín mềm rồi nghiền mịn qua rây. Cho thêm sữa vào đậu trộn đều để được hỗn hợp sánh mịn.
Súp khoai tây sữa

 

Khoai tây, sữa Khoai tây luộc chín rồi nghiền mịn. Sau đó cho khoai tây vào sữa rồi đun sôi khi mềm nhừ.

3.Ăn dặm bé chỉ huy (BLW)

Tên thực đơn Tên món
Thực đơn 1 Khoai tây hấp; Măng tây hấp; Táo nướng

 

Thực đơn 2 Măng tây hấp; Cà rốt hấp; Hoa súp lơ hấp; Bơ xay trộn sữa chua làm nước sốt chấm
Thực đơn 3 Bí đỏ hấp; Bí ngòi hấp; Khoai lang tím hấp; Cá tilapia bỏ lò nướng

 

Thực đơn 4 Cá hồi chiên; Cà rốt hấp; Đậu cove hấp; Khoai tây hấp

 

Thực đơn 5 Măng tây luộc; Súp lơ luộc; Lòng đỏ trứng tráng
Thực đơn 6 Táo; Cà rốt hấp; Bắp cải hấp;Thịt viên chiên

 

Thực đơn 7 Bánh ngô chiên; Khoai lang, măng tây nướng; Bánh khoai tây bí đỏ thịt bò

 

Thực đơn 8 Khoai tây cuộn thịt bò rắc phô mai; Bí đỏ hấp; Su su luộc
Thực đơn 9 Thịt viên chiên; Nui; Củ cải và măng tây luộc
Thực đơn 10 Gà viên chiên với mộc nhĩ, nấm hương; Khoai tây và bí đỏ hấp
Thực đơn 11 Súp lơ xanh; Đậu luộc; Trứng chiên tôm

 

Thực đơn 12 Thịt bò cuộn măng tây; Bánh bao chay; Bí đỏ hấp; Dâu tây
Thực đơn 13 Chả đậu xanh; Bí đỏ và củ cải trắng luộc; Quýt bóc vỏ, tách múi, bỏ hạt
Thực đơn 14 Bánh khoai lang chiên; Xoài chín; Đậu Nhật hấp; Cà tím luộc

 

  • Ngoài ra các mẹ cũng có thể bổ sung thêm bánh ăn dặm cho 6 tháng để đa dạng thực đơn

 

LỜI KẾT

Tùy vào phương pháp ăn dặm, các mẹ có thể tham khảo các thực đơn phù hợp cho bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần lưu ý phải đảm bảo cân đối các nhóm dưỡng chất cần thiết. Các mẹ cũng lưu ý đổi thực đơn trong tuần để tránh việc bé chán ăn, sợ ăn. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin có ích để các mẹ có thêm nhiều sự lựa chọn.

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

DMCA.com Protection Status
Contact Me on Zalo
Scroll to Top
Scroll to Top